Khi nhân viên căng thẳng, sếp nên làm gì?
Nghiên cứu cho thấy nếu thường xuyên luyện thiền có thể giúp não bộ hoạt động có hệ thống và tái tạo nhiều thói quen tinh thần hữu ích, giúp thúc đẩy khả năng phục hồi và tăng năng suất trong công việc (và trong cuộc sống).
Quản lý sự căng thẳng của riêng mình đã khó, nhưng làm cách nào mà với tư cách của một người quản lý có thể giúp các nhân viên của mình mình điều khiển và cân bằng những cảm xúc tiêu cực kiểu căng thẳng, kiệt sức hay buông xuôi lại là một chuyện không hề đơn giản.
Do công việc vốn cần nhiều đòi hỏi phức tạp hơn nữa phần lớn chúng ta thường làm việc trong môi trường sẵn sàng 24/7, vì thế lo lắng hay kiệt sức không phải là hiếm. Trong môi trường làm việc áp lực cao, vẫn giữ hiệu quả công việc và kết nối với nhau dường như là điều đầy thách thức.
Mặc dù tốc độ hay cường độ làm việc khó có thể thay đổi một sớm một chiều, nhưng theo những nghiên cứu mới đây cho thấy có một số loại hoạt động phát triển có thể xây dựng năng lực phục hồi cho nhân viên.
Một trong những cách tiếp cận là tập trung vào sự phát triển từng cá nhân. Ví dụ như tại Google, giám đốc điều hành mảng phát triển tập trung giúp các nhà quản lý tạo ra môi trường hạnh phúc nhất, lành mạnh nhất và hiệu quả nhất trên thế giới. Đầu tư vào từng cá nhân là bước đầu tiên để mở ra sức sáng tạo, giúp phát triển những khả năng tiềm ẩn, và hỗ trợ năng suất lao động một cách bền vững.
Tin tốt là đã có rất nhiều minh chứng và phương pháp dễ thực hiện cho việc phát triển cá nhân mà các nhà quản lý và nhân viên có thể áp dụng – và họ không phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc hay nguồn lực.
Dưới đây là một số phương pháp, dựa trên nghiên cứu trong 20 năm qua của các nhà khoa học.
1. Học tập những bài học thực tế và khuyến khích sống khỏe
Mức độ căng thẳng của người lao động ngày càng tăng, với hơn một nửa lực lượng lao động toàn cầu (53%) cho biết họ đang dần kiệt sức hơn nhiều so với 5 năm trước, theo một cuộc khảo sát 22.000 người ở trên 100 quốc gia.
Và trong khi căng thẳng là thứ có thể lây lan, thì sống lành mạnh cũng có thể làm điều tương tự: khi bất kỳ thành viên nào trong nhóm cảm thấy sống khỏe, hiệu ứng có vẻ lan rộng ra toàn bộ nhóm.
Nên nhớ: Thấu hiểu và ưu tiên các hoạt động thúc đẩy việc sống khỏe cho chính bản thân và nhóm của bạn. Bồm những thứ như: cung cấp các công cụ phát triển cá nhân như các khóa học cách nghỉ ngơi, thư giãn giúp phục hồi năng lượng cơ thể; khuyến khích mọi người dành thời gian tập thể dục hay các hoạt động đổi mới bản thân khác, chẳng hạn như họp khi đi bộ; hay thêm những khoảng thời gian rảnh vào lịch của nhân viên để mọi người làm việc linh hoạt và ở mức độ kiểm soát được.
2. Cho phép các thành viên trong nhóm có thời gian tránh xa công việc
Theo nghiên cứu thì người lao động trên thế giới thường dành trung bình từ 34 – 48 tiếng/tuần để làm việc, chưa kể có rất nhiều người vẫn làm việc hay có những hoạt động liên quan sau giờ làm.
Còn báo cáo của Mckinsey thì lập luận: “Luôn luôn là thế, môi trường làm việc đa nhiệm đang giết chết hiệu suất làm việc của chúng ta, làm giảm khả năng sáng tạo, và khiến chúng ta chẳng hạnh phúc tí nào.” Và một trong những phát hiện quan trọng nhất xung quanh những nghiên cứu về người lao động là nhân viên đặc biệt gần như không có thời gian tránh xa công việc.
Trong khi chính sự khắc nghiệt đến từ văn hóa “năng suất cao” đang yêu cầu cần phải tập trung, thì “mọi lúc mọi nơi” đang là suy nghĩ nguy hiểm và không hiệu quả vì nó không cho phép chúng ta có thời gian phục hồi. Ngay cả các vận động viện tốt nhất cung được yêu cầu phải nghỉ ngơi và hồi phục năng lượng.
Vì thế, hãy luôn mong đợi thành viên trong nhóm (và cả chính bản thân) phải hòa mình vào công việc khi trên văn phòng hay qua mạng; và trao đổi rõ ràng không làm việc khi ngoài giờ. Ví dụ như không email sau 8 giờ tối hay vào cuối tuần.
3. Luyện tập bộ óc luôn đối mặt với tình trạng hỗn loạn
Nghiên cứu cho thấy nếu thường xuyên luyện thiền có thể giúp não bộ hoạt động có hệ thống và tái tạo nhiều thói quen tinh thần hữu ích, giúp thúc đẩy khả năng phục hồi và tăng năng suất trong công việc (và trong cuộc sống).
Thường thì các nhà lãnh đạo và nhóm nếu thường xuyên thiền thì có thể thể cộng tác hiệu quả hơn, điều hướng căng thẳng tốt hơn, và duy trì hiệu suất làm việc cao. Bạn không cần phải là một chuyên gia về thiền mới có thể giúp bản thân và nhóm mình. Giờ đây công nghệ có thể giúp bạn: thử tìm một vài ứng dụng hay thiết bị như: Calm, Headspace, and the Muse.
4. Nhấn mạnh “làm một việc một lúc” để nâng cao khả năng tập trung
Làm việc đa nhiệm như một bí ẩn. Con người không phải là một cỗ máy có thể xử lý hiệu quả và đầy đủ những công việc song song. Theo những nghiên cứu thần kinh học, khi làm việc đa nhiệm thì thường tốn gấp đôi thời gian hoàn thành trong khi mắc nhiều lỗi hơn gấp đôi.
Mọi người tốt nhất nên giỏi ở chuỗi nối tiếp những công việc làm một lúc. Những nhà quản lý nên khuyến khích điều này bằng cách giúp các thành viên nhóm tập trung ưu tiên một việc một lúc một cách rõ ràng, xác định những mốc thành tựu để không bị trùng lặp, và nên tránh những sai lầm khi làm những việc quan trọng khi gấp.
5. Tìm cách nâng cao hiệu suất làm việc trong chính thời gian làm
Công việc không phải là một cuộc chạy đua marathon mà là một chuỗi hành trình tiến lên, dừng lại nên cần khoảng thời gian nghỉ, phục hồi và đổi mới (thường cứ 90 phút làm việc nên có 10 phút nghỉ ngơi). Không quan trọng số giờ mà nhân viên làm, mà giá trị họ đem lại trong những giờ làm việc đó.
Vì vậy hãy dừng lo lắng xem nhân viên bạn dành bao nhiêu giờ ngồi làm việc, mà hãy bắt đầu nghĩ cách làm thế nào giúp đỡ nhân viên thiết kế lịch trình ngày làm việc để “anh ta thực sự làm việc trong giờ làm”. Và cho mọi người thời gian đệm để tái nạp năng lượng và tái tập trung.
6. Tập cách cảm thông và thể hiện lòng thương cảm
Bạn chẳng mất gì khi thể hiện lòng tốt, và lợi ích cho các nhà quản lý và lãnh đạo thì lại vô cùng lớn. Sự thấu hiểu và cảm thông sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu năng lao động, tương tác của nhân viên.
Nghiên cứu từng chỉ ra rằng yếu tố ảnh hướng lớn nhất đến năng suất của doanh nghiệp chính là khả năng dành thời gian và nỗ lực, cũng như phát triển và công nhận nhân viên; bên cạnh đó còn là khía cạnh luôn mong muốn phản hồi, bao gồm cả những lời chỉ trích, và tăng cường hợp tác giữa nhân viên của các nhà lãnh đạo.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo còn cần phải thể hiện lòng thương cảm để hiểu được động lực, hi vọng và những khó khăn của nhân viên nhằm tạo ra những phương pháp hỗ trợ cho phép nhân viên hoàn thành tốt nhất công việc trong khả năng của họ. Sự cảm thông và thương cảm là tốt cho tất cả mọi người và cho cả doanh nghiệp.
Cuối cùng, điểm mấu chốt cho các nhà quản lý là phát triển từng cá nhân để khiến từng người và cả nhóm trở nên tốt hơn, giúp hiệu suất làm việc cao hơn và tương tác nhân viên theo thời gian. Làm việc tốt và khuyến khích mọi người cảm thấy vui tươi không chỉ nên – mà nó là nền tảng của một nhóm làm việc tốt.
Leave a Reply